Nữ có thể lập đường bay, mở đường bay, kiểm soát không lưu; nam: kiểm tra máy bay, sản xuất phụ tùng máy bay, sửa chữa bão dưỡng máy bay, tư vấn hỗ trợ bảo trì máy bay, dịch vụ hàng không… Đó là những công việc của ngành khá thú vị: kỹ thuật hàng không.
“Các môn chuyên ngành, khi làm bài kiểm tra, giảng viên thường khuyến khích tụi em làm bằng tiếng Anh. Nói là khuyến khích, nhưng ai viết bằng tiếng Việt sẽ bị…điểm kém hơn”, Vũ Ngọc Ánh vừa nói vừa khoe các bài báo cáo bằng tiếng Anh của mình.
Lớp Kỹ thuật hàng không chỉ có vài chục SV nên không có trường hợp cúp tiết. Giảng viên nhớ tên từng người và nhớ cả chỗ ngồi. Các môn học chuyên ngành luôn có mặt. Ngoài giờ lên lớp thì học thêm ngoại ngữ và tìm tài liệu trên mạng.
Với những SV học Kỹ thuật hàng không, phương pháp tự học luôn được yêu cầu cao. Một phần vì tài liệu tham khảo còn hiếm, nhất là tài liệu bằng tiếng Việt chỉ vài cuốn; một phần vì tiêu chuẩn của bộ môn: tự học, giúp cho SV có phương pháp học, nghiên cứu tốt.
Ngoài ra, theo các SV học kỹ thuật hàng không, muốn học được ngành này phải giỏi tin học, toán, lý. Bởi khi vào chuyên ngành, SV học thiết kế máy bay. Thiết kế trên giấy và làm ra mô hình. Muốn làm được như thế, người học phải biết tính toán sự chênh lệch giữa mô hình và kiến thức thực tế để tìm ra những thông số cho mình. Và môn học này sẽ là đồ án tốt nghiệp của bộ môn.
Chương trình học không hề nhẹ tý nào. Phạm Đình Chí than thở: “Suốt ngày làm báo cáo, làm bài tập. Có khi tụi em thức suốt vì phải viết báo cáo. Dân kỹ thuật mà viết báo cáo rất xiềng đấy”.
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống (trưởng bộ môn Kỹ thuật hàng không, khoa Kỹ thuật giao thông, trường ĐH Bách khoa TP.HCM) khẳng định: “Theo học nghề này, không có say mê, khó có thể thức đêm này qua đêm khác để nghiên cứu, thiết kế ra một mô hình máy bay. Bao nhiêu công sức như thế, chỉ cần rớt khi bay thử thì phải làm lại từ đầu. Phải giỏi về năng lực, sáng tạo và chủ động. Ngoài ra, phải có tinh thần làm việc nhóm: học nhóm, thiết kế nhóm, nghiên cứu thuyết trình theo nhóm. Và mỗi môn làm với một nhóm khác nhau”.
Theo thống kê của bộ môn, hầu hết SV tốt nghiệp ra trường đều có việc làm và làm đúng chuyên môn. Một vài người rẽ ngành khác nhưng cũng là làm trong ngành dầu khí, cơ khí…Năm học 1996-2001, có 29 SV tốt nghiệp, thì chỉ 2 người không làm trong ngành. Các khoá sau, với số SV tốt nghiệp ít hơn, những cũng làm đúng chuyên ngành và có học bổng du học.
Với những kỹ sư hàng không nữ, công việc sẽ là lập đường bay, mở đường bay, kiểm soát không lưu.
Các kỹ sư nam thì làm việc trong các phòng kỹ thuật: kiểm tra máy bay, sản xuất phụ tùng máy bay, sửa chữa bão dưỡng máy bay, tư vấn hỗ trợ bảo trì máy bay, dịch vụ hàng không…
Công việc của một kỹ sư hàng không có thể làm: khai thác, vận hành, lắp ráp, bảo trì và sửa chữa máy bay. Quản lý, đánh giá, kiểm định chất lượng và tính năng hoạt động của máy bay. Thiết kế chế tạo máy bay mô hình, máy bay nhỏ. Ứng dụng kiến thức hàng không vào lĩnh vực mô phỏng bay và các lĩnh vực khác.
Hiện nay, chỉ có trường ĐH Bách khoa TP.HCM và trường Hàng không Việt Namđào tạo các ngành liên quan. Trong 4 chuyên ngành của trường Hàng không Việt Nam, có ngành Điện tử viễn thông hàng không, tuyển sinh hệ trung cấp hằng năm khoảng 30 chỉ tiêu.
ĐH Bách khoa TP.HCM đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật hàng không, mỗi năm cũng dao động trong từng đó chỉ tiêu.
ĐH Bách khoa Hà Nội cũng có đào tạo chuyên ngành này, nhưng đã ngưng từ hai năm trở lại đây.
Hiện có khoảng 20 đơn vị có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư hàng không: Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Cathay Pacific, Công ty tư nhân Gia Khương, chuyên kinh doanh phụ tùng máy bay, Công ty Sản xuất Linh kiện Máy bay (Khu Công nghiệp Biên Hòa), Xí nghiệp Sửa chữa và Bảo dưỡng Máy bay, Xí nghiệp Sửa chữa Máy bay A75…
Theo thống kê của bộ môn, từ nay đến năm 2010, Tổng công ty Hàng không Việt Nam sẽ tuyển thêm 32 kỹ sư/năm và đến 2020 con số sẽ là 80 kỹ sư/năm.
Posts Related to Học Kỹ thuật hàng không: nhiều cơ hội ra nước ngoàiMáy bay mô hình mong được chắp cánhĐầu tháng 9-2010, Sở KH-CN TPHCM tiến hành sơ tuyển dự án Chương trình 04 và Robot năm 2011. Dịp này, ông Nguyễn Duy Linh ...
Nga sẽ mua 50 chiếc Boeing 737 trị giá 4 tỷ USD từ MỹNguồn tin của thông tấn Ria Novosti ngày 24/6/2010 cho hay, phát biểu tại một cuộc họp báo chung với người đồng cấp tại Kremlin ...
Nghề lái máy bay không còn xa lạCô Lê Thanh Hải, dạy môn an toàn bay và sơ cứu, Trợ lý Hội đồng tuyển sinh của Trung tâm Đào tạo huấn luyện ...
FTC bổ sung thêm 23 tiếp viên cho Vietnam AirlinesNgày 27/4/2009, Trung tâm Huấn luyện Bay (FTC) đã cấp giấy chứng nhận cho 23 học viên lớp Tiếp viên cơ bản K.48. Ông Vũ ...
Thông tin về việc mở lại đường bay Hải Phòng- Đà Nẵng và mở đường bay mới Đà Nẵng MacaoSau 8 năm ngừng khai thác đường bay Hải Phòng- Đà Nẵng, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) dự kiến mở lại ...
Liên hệ đặt ve may bay vietnam airline , vé máy bay jetstar , vé máy bay Air mekong , vé máy bay quốc tếPHÒNG VÉ MÁY BAY 365
Địa chỉ : Số 189 - Doãn Kế Thiện - Cầu Giấy - Hà Nội
Website : http://vemaybay-vietnamairline.com
Điện thoại : 04 66 848 112- Fax : 04 848 113
Hotlines: 0984.424.899Phòng vé máy bay 365 cung cấp Giá vé máy bay vietnam airlines, Giá vé máy bay jetstar,Giá vé máy bay air mekong .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét